Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
4066

tuyên truyền kỷ niệm ngày thành lập hội

Ngày 10/10/2022 00:00:00

Bài tuyên truyền kỷ niệm 92 năm ngày thành lập hội Nông dân Việt Nam ( 14/10/1930 - 14/10/2022 )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

          BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN XÃ YÊN NINH

 

Kính thưa: Toàn thể cán bộ, hội viên hội Nông dân trong toàn xã

Nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày thành lập hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2021). Ban chấp hành hội Nông dân xã Yên Ninh xin gửi đến Toàn thể cán bộ, hội viên hội Nông dân trong toàn xã quá trình thành lập và phát triển của hội Nông dân Việt Nam.

Đầu năm 1920sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, ruộng đất nước ta chủ yếu tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, phong kiến, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp địa chủ chiếm 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại sở hữu trên 50% diện tích đất canh tác. Tiểu nông chiếm trên 90% tổng số chủ ruộng nhưng lại chỉ có gần 40% diện tích trồng trọt. Ngoài ra còn khoảng 2,2 triệu hộ trong tổng số 4 triệu hộ nông thôn lúc bấy giờ hoàn toàn không có đất. Họ bị bóc lột dã man bởi tô, tức, thuế…

Đời sống nông dân dưới thời Pháp thuộc vô cùng nghèo nàn, đau khổ. Song chính trong sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai đã khiến cho họ nhận rõ bộ mặt thực của kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp. Bằng những kinh nghiệm trực tiếp của mình, giai cấp nông dân đã tiến từng bước tới giác ngộ chính trị. Họ sẵn sàng ủng hộ, đi theo các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi của người lao động.

Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, từ lâu, Người đã hiểu và gắn bó với nông dân Việt Nam. Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), đồng chí Nguyễn Ái Quốc  đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, vì vậy, Người đã dành riêng một chương phân tích về tình hình nông dân Việt Nam và tầm quan trọng của “Tổ chức dân cày” (1). Vạch rõ nguồn gốc đói nghèo, đau khổ của nông dân Việt Nam chính là do sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai. Vì vậy “Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng, thì phải tổ chức nhau kiếm đường giải phóng”; (2). Giai cấp nông dân cần phải có tổ chức riêng của mình là Hội dân cày. Nhưng trong tình hình hiện tại chưa nên gọi là Hội dân cày, mà nên gọi là phường lợp nhà, phường đánh cá, phường chung lúa…

 Ngày 1/11/1929, Báo “Dân cày” số đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được phát hành, nội dung tờ báo tố cáo sự bóc lột dã man của thực dân, kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh chống đế quốc cướp nước và đánh đổ tay sai.

Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1929, Ban Chấp hành Tổng Nông hội Nghệ An ra đời, do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Trung Kỳ, ngày 10/12/1929 ở thành phố Vinh – Bến Thủy và một số vùng ở Nghệ An rải truyền đơn kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng cộng sản. Truyền đơn có phần kêu gọi Dân cày gia nhập Nông hội, theo Đảng Cộng sản đấu tranh đòi bỏ thuế người, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò, bỏ lệ bắt phu… Tiếp theo nhiều tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh Trung Kỳ, Nam Kỳ…

Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 03/02/1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến''; đồng thời, Đảng nhấn mạnh ''Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Cao trào cách mạng 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, các tổ chức Nông hội cấp cơ sở được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ - Tĩnh. Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5/1930 – 10/1930 cả nước có 53.000 hội viên nông hội.

Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, trong đó nêu rõ: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở đông Dương (hơn 90 phần trăm), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Luận cương vạch rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và binh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được”.

Cùng với việc thông qua Luận cương chính trị, Hội nghị còn ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ các quyết định quan trọng của Hội nghị, một trong các quyết định đó là “phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương Tổng Nông hội”.

Tại Hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''. Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương quy định: “Hễ Nông hội nào thừa nhận mục đích, Điều lệ và chịu thi hành những án nghị quyết của Tổng Nông hội Đông Dương và nộp hội phí thì được nhận làm hội viên”. trong đó trọng tâm là xây dựng tổ chức Nông hội, cơ sở của Nông hội là làng. Tổ chức phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông hội, huyện Tổng Nông hội, tỉnh Tổng Nông hội, xứ Tổng Nông hội, đông Dương Tổng Nông hội. Cũng tại hội nghị này Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của Nông hội làng là đoàn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bênh vực quyền lợi của nông dân và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sau 92 năm, Hội Nông dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Từ Nông Hội đỏ, Hội tương tế ái Hữu, Hội Nông dân Phản đế, Hội Nông dân Cứu quốc đến Hội Nông dân Giải phóng ở Miền Nam, Hội Liên hiệp Nông dân tập thể ở Miền Bắc và từ ngày 01/3/1992, Ban Bí thư TW Đảng quyết định đổi tên Hội Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Ở bất kỳ giai đoạn nào với tên gọi khác nhau, song tổ chức chính trị của giai cấp nông dân luôn thể hiện rõ vai trò và vị trí của mình trong việc tập hợp, động viên giai cấp nông dân tham gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Nông dân Việt Nam họp tháng 3/1992 tại Hà Nội là mốc son đánh dấu sự phát triển của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Sau 30 năm củng cố xây dựng và trưởng thành. Đến nay đã tổ chức thành công 6 kỳ Đại hội toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam có trên 10 triệu hội viên. Tổ chức Hội đã thực sự trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Trải qua 92 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Nông dân Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao vàng; Huân chương Độc lập Hạng nhất; Huân chương Lao động Hạng nhì và nhiều cờ thi đua xuất sắc, bằng khen của Chính phủ. 10 Anh hùng Lao động là hội viên nông dân trong thời kỳ đổi mới.

Kính Thưa:

Trải qua chặng đường lịch sử 92 năm của giai cấp nông dân Việt Nam, gắn liền với truyền thống lịch sử của dân tộc, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam .  Hội Nông dân xã Yên Ninh với tinh thần yêu nước và cách mạng, quá trình hình thành và phát triển luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Ninh. Trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, giai cấp nông dân xã nhà cũng luôn giữ vững niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Hội Nông dân xã đã tổ chức thành công các kỳ Đại hội đại biểu, đó là những mốc son, đánh dấu sự phát triển và trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao trong từng thời kỳ. Đến nay, Hội Nông dân xã Yên Ninh đã tập hợp được trên 85% hội viên tham gia sinh   hoạt.
          Nhiệm kỳ vừa qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân 
xã Yên Ninh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ , sự quan tâm chỉ đạo của Hội Nông dân cấp trên, giai cấp nông dân trong  phát huy truyền thống cách mạng, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, tranh thủ khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đoàn kết, thi đua thực hiện các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã; Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp đề ra.  

Có thể khẳng định trong những năm qua, với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Ban chấp hành Hội Nông dân xã Yên Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện các nhiệm vụ và hoàn thành 100% chỉ tiêu do Đại hội Hội Nông dân   đề ra. 

Với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện có hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; Tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; Xây dựng phát triển mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Tổ chức tốt các phong trào thi đua của Hội nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong  trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, từng bước nâng cao đời sống nông dân; tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới bền vững, giữ vững ổn định an ninh, chính trị - xã hội trên địa bàn nông thôn

Phát huy truyền thống vẻ vang, lòng yêu nước nồng nàn và tuyệt đối trung thành với Đảng của giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt Nam, Cán bộ, hội viên Hội Nông dân xã Yên Ninh tăng cường đoàn kết, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022 và những năm tiếp theo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham gia xây dựng Nông Thôn nâng cao, Nông thôn mới thôn kiểu mẫu. góp phần xây dựng xã Yên Ninh ngày càng giàu đẹp văn minh.

                                                  Yên Ninh, ngày   tháng 10 năm 2022

                                                       TM. BAN CHẤP HÀNH

                                                                     CHỦ TỊCH

                                                                  Trịnh Thị Vân

  

tuyên truyền kỷ niệm ngày thành lập hội

Đăng lúc: 10/10/2022 00:00:00 (GMT+7)

Bài tuyên truyền kỷ niệm 92 năm ngày thành lập hội Nông dân Việt Nam ( 14/10/1930 - 14/10/2022 )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

          BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN XÃ YÊN NINH

 

Kính thưa: Toàn thể cán bộ, hội viên hội Nông dân trong toàn xã

Nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày thành lập hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2021). Ban chấp hành hội Nông dân xã Yên Ninh xin gửi đến Toàn thể cán bộ, hội viên hội Nông dân trong toàn xã quá trình thành lập và phát triển của hội Nông dân Việt Nam.

Đầu năm 1920sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, ruộng đất nước ta chủ yếu tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, phong kiến, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp địa chủ chiếm 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại sở hữu trên 50% diện tích đất canh tác. Tiểu nông chiếm trên 90% tổng số chủ ruộng nhưng lại chỉ có gần 40% diện tích trồng trọt. Ngoài ra còn khoảng 2,2 triệu hộ trong tổng số 4 triệu hộ nông thôn lúc bấy giờ hoàn toàn không có đất. Họ bị bóc lột dã man bởi tô, tức, thuế…

Đời sống nông dân dưới thời Pháp thuộc vô cùng nghèo nàn, đau khổ. Song chính trong sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai đã khiến cho họ nhận rõ bộ mặt thực của kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp. Bằng những kinh nghiệm trực tiếp của mình, giai cấp nông dân đã tiến từng bước tới giác ngộ chính trị. Họ sẵn sàng ủng hộ, đi theo các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi của người lao động.

Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, từ lâu, Người đã hiểu và gắn bó với nông dân Việt Nam. Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), đồng chí Nguyễn Ái Quốc  đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, vì vậy, Người đã dành riêng một chương phân tích về tình hình nông dân Việt Nam và tầm quan trọng của “Tổ chức dân cày” (1). Vạch rõ nguồn gốc đói nghèo, đau khổ của nông dân Việt Nam chính là do sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai. Vì vậy “Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng, thì phải tổ chức nhau kiếm đường giải phóng”; (2). Giai cấp nông dân cần phải có tổ chức riêng của mình là Hội dân cày. Nhưng trong tình hình hiện tại chưa nên gọi là Hội dân cày, mà nên gọi là phường lợp nhà, phường đánh cá, phường chung lúa…

 Ngày 1/11/1929, Báo “Dân cày” số đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được phát hành, nội dung tờ báo tố cáo sự bóc lột dã man của thực dân, kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh chống đế quốc cướp nước và đánh đổ tay sai.

Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1929, Ban Chấp hành Tổng Nông hội Nghệ An ra đời, do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Trung Kỳ, ngày 10/12/1929 ở thành phố Vinh – Bến Thủy và một số vùng ở Nghệ An rải truyền đơn kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng cộng sản. Truyền đơn có phần kêu gọi Dân cày gia nhập Nông hội, theo Đảng Cộng sản đấu tranh đòi bỏ thuế người, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò, bỏ lệ bắt phu… Tiếp theo nhiều tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh Trung Kỳ, Nam Kỳ…

Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 03/02/1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến''; đồng thời, Đảng nhấn mạnh ''Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Cao trào cách mạng 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, các tổ chức Nông hội cấp cơ sở được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ - Tĩnh. Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5/1930 – 10/1930 cả nước có 53.000 hội viên nông hội.

Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, trong đó nêu rõ: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở đông Dương (hơn 90 phần trăm), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Luận cương vạch rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và binh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được”.

Cùng với việc thông qua Luận cương chính trị, Hội nghị còn ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ các quyết định quan trọng của Hội nghị, một trong các quyết định đó là “phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương Tổng Nông hội”.

Tại Hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''. Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương quy định: “Hễ Nông hội nào thừa nhận mục đích, Điều lệ và chịu thi hành những án nghị quyết của Tổng Nông hội Đông Dương và nộp hội phí thì được nhận làm hội viên”. trong đó trọng tâm là xây dựng tổ chức Nông hội, cơ sở của Nông hội là làng. Tổ chức phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông hội, huyện Tổng Nông hội, tỉnh Tổng Nông hội, xứ Tổng Nông hội, đông Dương Tổng Nông hội. Cũng tại hội nghị này Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của Nông hội làng là đoàn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bênh vực quyền lợi của nông dân và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sau 92 năm, Hội Nông dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Từ Nông Hội đỏ, Hội tương tế ái Hữu, Hội Nông dân Phản đế, Hội Nông dân Cứu quốc đến Hội Nông dân Giải phóng ở Miền Nam, Hội Liên hiệp Nông dân tập thể ở Miền Bắc và từ ngày 01/3/1992, Ban Bí thư TW Đảng quyết định đổi tên Hội Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Ở bất kỳ giai đoạn nào với tên gọi khác nhau, song tổ chức chính trị của giai cấp nông dân luôn thể hiện rõ vai trò và vị trí của mình trong việc tập hợp, động viên giai cấp nông dân tham gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Nông dân Việt Nam họp tháng 3/1992 tại Hà Nội là mốc son đánh dấu sự phát triển của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Sau 30 năm củng cố xây dựng và trưởng thành. Đến nay đã tổ chức thành công 6 kỳ Đại hội toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam có trên 10 triệu hội viên. Tổ chức Hội đã thực sự trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Trải qua 92 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Nông dân Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao vàng; Huân chương Độc lập Hạng nhất; Huân chương Lao động Hạng nhì và nhiều cờ thi đua xuất sắc, bằng khen của Chính phủ. 10 Anh hùng Lao động là hội viên nông dân trong thời kỳ đổi mới.

Kính Thưa:

Trải qua chặng đường lịch sử 92 năm của giai cấp nông dân Việt Nam, gắn liền với truyền thống lịch sử của dân tộc, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam .  Hội Nông dân xã Yên Ninh với tinh thần yêu nước và cách mạng, quá trình hình thành và phát triển luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Ninh. Trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, giai cấp nông dân xã nhà cũng luôn giữ vững niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Hội Nông dân xã đã tổ chức thành công các kỳ Đại hội đại biểu, đó là những mốc son, đánh dấu sự phát triển và trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao trong từng thời kỳ. Đến nay, Hội Nông dân xã Yên Ninh đã tập hợp được trên 85% hội viên tham gia sinh   hoạt.
          Nhiệm kỳ vừa qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân 
xã Yên Ninh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ , sự quan tâm chỉ đạo của Hội Nông dân cấp trên, giai cấp nông dân trong  phát huy truyền thống cách mạng, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, tranh thủ khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đoàn kết, thi đua thực hiện các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã; Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp đề ra.  

Có thể khẳng định trong những năm qua, với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Ban chấp hành Hội Nông dân xã Yên Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện các nhiệm vụ và hoàn thành 100% chỉ tiêu do Đại hội Hội Nông dân   đề ra. 

Với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện có hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; Tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; Xây dựng phát triển mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Tổ chức tốt các phong trào thi đua của Hội nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong  trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, từng bước nâng cao đời sống nông dân; tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới bền vững, giữ vững ổn định an ninh, chính trị - xã hội trên địa bàn nông thôn

Phát huy truyền thống vẻ vang, lòng yêu nước nồng nàn và tuyệt đối trung thành với Đảng của giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt Nam, Cán bộ, hội viên Hội Nông dân xã Yên Ninh tăng cường đoàn kết, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022 và những năm tiếp theo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham gia xây dựng Nông Thôn nâng cao, Nông thôn mới thôn kiểu mẫu. góp phần xây dựng xã Yên Ninh ngày càng giàu đẹp văn minh.

                                                  Yên Ninh, ngày   tháng 10 năm 2022

                                                       TM. BAN CHẤP HÀNH

                                                                     CHỦ TỊCH

                                                                  Trịnh Thị Vân

  

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

Chỉ đạo điều hành