Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
4066

NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG CÁC CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI

Ngày 13/03/2024 11:03:39

 Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong đó điển hình lên là tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chất cấm trong chăn nuôi có 2 loại đó là Chất tăng trưởng và Chất tạo màu (hay còn gọi là chất Vàng – O, dùng để tạo màu cho thức ăn chăn nuôi).

 

    Trong danh mục các hóa chất cấm của Bộ NN&PTNT, có 7 hợp chất thường gặp nhất bao gồm: Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol, Fenoterol, Ractopamine, Salbutamol và Terbutaline. Phổ biến là các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine, trong đó Clenbuterol và Salbutamol là chất nguy hiểm nhất mà tất cả các nước trên thế giới đều cấm sử dụng 2 hợp chất này trong chăn nuôi.

      Đặc tính của Salbutamol làm cho heo tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc. Khi lợn được cho ăn thức ăn từ ngày thứ 2 là lợn đã bắt đầu có dấu hiệu thay đổi; Từ ngày thứ 3 lợn sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì; Sau ngày thứ 10 lợn bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm chân đứng không vững; Thường là khoảng sau 15 ngày sử dụng là phải xuất bán vì nguy cơ gẫy chân rất cao; Không chỉ nở mông vai và siêu nạc mà lợn còn cho kết quả tăng trọng cao hơn từ 15-20%. Do vậy, thường người ta chỉ cho dùng các chất trên khi heo gần đến ngày xuất chuồng.

      Nếu ăn phải thịt heo chứa Salbutamol về lâu dài có thể gây ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng…

      Trên thị trường hiện tại không còn hiện tượng bày bán công khai các sản phẩm quảng cáo là “siêu tăng trọng, bông đùi, nở vai” có chứa Salbutamol; nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng buôn lậu và các chất cấm này vẫn còn tồn tại trôi nổi trên thị trường.

      Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và ngăn chặn việc lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi. Bà con nhân dân, đặc biệt là đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã, nghiêm cấm sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa các chất cấm thuộc danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam đã được quy định.

NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG CÁC CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI

Đăng lúc: 13/03/2024 11:03:39 (GMT+7)

 Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong đó điển hình lên là tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chất cấm trong chăn nuôi có 2 loại đó là Chất tăng trưởng và Chất tạo màu (hay còn gọi là chất Vàng – O, dùng để tạo màu cho thức ăn chăn nuôi).

 

    Trong danh mục các hóa chất cấm của Bộ NN&PTNT, có 7 hợp chất thường gặp nhất bao gồm: Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol, Fenoterol, Ractopamine, Salbutamol và Terbutaline. Phổ biến là các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine, trong đó Clenbuterol và Salbutamol là chất nguy hiểm nhất mà tất cả các nước trên thế giới đều cấm sử dụng 2 hợp chất này trong chăn nuôi.

      Đặc tính của Salbutamol làm cho heo tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc. Khi lợn được cho ăn thức ăn từ ngày thứ 2 là lợn đã bắt đầu có dấu hiệu thay đổi; Từ ngày thứ 3 lợn sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì; Sau ngày thứ 10 lợn bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm chân đứng không vững; Thường là khoảng sau 15 ngày sử dụng là phải xuất bán vì nguy cơ gẫy chân rất cao; Không chỉ nở mông vai và siêu nạc mà lợn còn cho kết quả tăng trọng cao hơn từ 15-20%. Do vậy, thường người ta chỉ cho dùng các chất trên khi heo gần đến ngày xuất chuồng.

      Nếu ăn phải thịt heo chứa Salbutamol về lâu dài có thể gây ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng…

      Trên thị trường hiện tại không còn hiện tượng bày bán công khai các sản phẩm quảng cáo là “siêu tăng trọng, bông đùi, nở vai” có chứa Salbutamol; nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng buôn lậu và các chất cấm này vẫn còn tồn tại trôi nổi trên thị trường.

      Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và ngăn chặn việc lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi. Bà con nhân dân, đặc biệt là đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã, nghiêm cấm sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa các chất cấm thuộc danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam đã được quy định.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

Chỉ đạo điều hành